Tìm hiểu cấu tạo màn hình LCD

cấu tạo màn hình lcd

Màn hình LCD hay còn được gọi là màn hình máy tính tinh thể lỏng một thiết bị hiển thị được tạo bởi các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đối tính phân cực của ánh sáng đồng thời cũng thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính phân cực để cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng. 

Vậy cấu tạo màn hình LCD như thế nào, hãy cùng manhinhmaytinhcu.com đi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Có thể bạn chưa biết:

Màn hình IPS là gì?

Độ phân giải màn hình là gì? So sánh màn hình Full HD, 2K và 4K

Sơ lược màn hình máy tính LCD 

Được sản xuất từ năm 1970, LCD là một loại vật chất phản xạ ánh sáng khi điện thế thay đổi và hoạt động dựa trên nguyên tắc ánh sáng nền (Back Light)

Nó bao gồm một lớp chất lỏng nằm giữa 2 lớp kính phân cực ánh sáng. Bình thường, khi không có điện áp, các tinh thể này được xếp thẳng hàng giữa hai lớp cho phép ánh sáng truyền qua theo hình xoắn ốc. Hai bộ lọc phân cực, 2 bộ lọc màu và 2 bộ cân chỉnh sẽ xác định cường độ ánh sáng đi qua và màu nào được tạo ra trên một pixel.

màn hình ips là gì

Khi có điện áp cấp vào, lớp canh chỉnh sẽ tạo một vùng điện tích, canh chỉnh lại các tinh thể lỏng đó. Nó không cho phép ánh sáng đi qua để hiện thị lên hình ảnh tại vị trí điểm ảnh đó. Các điểm ảnh trong màn hình LCD là một transistor cực nhỏ ở một trong 2 chế độ: cho phép ánh sáng đi qua hoặc không.

Điểm ảnh bao gồm 3 yếu tố màu: đỏ, xanh lá, xanh dương. Các màn hình LCD trước đây thường tiêu thụ điện năng nhiều, độ tương phản thấp cho đến khi các nhà khoa học người Anh tìm ra “Biphenyl” – vật liệu chính của tinh thể lỏng, thì LCD mới thực sự phổ biến. LCD xuất hiện đầu tiên trong các máy tính cầm tay, trò chơi điện tử cầm tay, đồng hồ điện tử,…

Màn hình LCD ngày nay được thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, chiếm ít không gian, chất lượng hình ảnh tốt, tiêu thụ ít năng lượng và đang thay thế dần màn hình CRT

Cấu tạo màn hình LCD

Có hai kiểu cấu tạo màn hình tinh thể lỏng (màn hình LCD) chính, khác nhau ở thiết kế nguồn sáng:

  • Kiểu thứ nhất: Ánh sáng được phát ra từ một đèn nền

Có vô số phương phân cực như các ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng này được cho lọt qua lớp kính lọc phân cực thứ nhất, trở thành ánh sáng phân cực phẳng chỉ có phương thẳng đứng.

Ánh sáng phân cực phẳng này được tiếp tục cho truyền qua tấm thủy tinh và lớp điện cực trong suốt để đến lớp tinh thể lỏng.

Sau đó, chúng tiếp tục đi tới kính lọc phân cực thứ hai; có phương phân cực vuông góc với kính lọc thứ nhất, rồi đi tới mắt người quan sát. Kiểu màn hình này thường áp dụng cho màn hình màu ở máy tính hay TV. Để tạo ra màu sắc, lớp ngoài cùng, trước khi ánh sáng đi ra đến mắt người, có kính lọc màu.

  • Kiểu thứ hai: Sử dụng ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên đi vào từ mặt trên và có gương phản xạ nằm sau, dội ánh sáng này lại cho người xem. Đây là cấu tạo thường gặp ở các loại màn hình tinh thể lỏng đen trắng trong các thiết bị bỏ túi. Do không cần nguồn sáng nên chúng tiết kiệm năng lượng.

Với đặc điểm và cấu tạo màn hình LCD mà chúng tôi vừa chia sẻ hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về dòng màn hình này. Nếu bạn có nhu cầu mua màn hình máy tính cũ chất lượng hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0901.268.889 để được tư vấn nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *