Khác với việc mua laptop khi lựa chọn máy tính PC thì màn hình máy tính là một trong những bộ phận quan trọng mà người mua cần chú ý. Vậy làm sao để lựa chọn màn hình tối ưu nhất cho công việc cũng như nhu cầu giải trí của người dùng khi chưa có kinh nghiệm mua màn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông số màn hình máy tính đặc biệt cần quan tâm và chi tiết từng thông số nhất định phải biết khi chọn mua màn hình cho bộ máy tính PC để đảm bảo sử dụng được lâu dài, đáp ứng các nhu cầu cơ bản một cách hoàn hảo nhất.
Xem thêm
Công nghệ màn hình máy tính phổ biển trên thị trường hiện nay
Cách phân biệt màn hình máy tính chính hãng và màn hình nhập lậu
Hãng màn hình máy tính nổi trội nhất trên thị trường hiện nay, ưu và nhược điểm?
- Dell
Dell là một hãng máy tính được sử dụng cũng như biết đến phổ biến hiện nay. Dòng sản phẩm này được đánh giá cao về độ tiện dụng dễ sử dụng, thiết kế chắc chắn, độ bền cao.
Dòng máy này thiên dành cho đối tượng nam giới tính năng khỏe khoắn, thiết kế vuông vắn, không màu mè.
Tuy nhiên hãng Dell cũng tồn tại một số nhược điểm như độ chạy không ổn định, bảo mật không cao, độ hiển thị hình ảnh cũng không sắc nét bằng một số hãng khác, giá thành cũng được đánh giá khá cao.
- Asus
Dù không đứng đầu nhưng màn hình máy tính Asus cũng được giới chuyên gia đánh giá cao bởi chất lượng và đa dạng mẫu mã, độ bền cao.
Không chỉ thế, Asus còn chiếm lĩnh thị trường với mức giá bán không quá cao và tiết kiệm được điện năng.
Tuy nhiên dòng sản phẩm này vẫn chưa thực sự hoàn hảo bởi hình ảnh thiết kế chưa được chú trọng, cổng kết nối vẫn còn bị giới hạn.
- LG:
LG là hãng máy tính được sản xuất chủ yếu trong nước với điểm mạnh là panel màu tốt, thiết kế màn hình khá đẹp, giá thành cạnh tranh và luôn sẵn hàng không mất thời gian chờ đợi lâu.
Nhưng song song với đó, hãng LG này lại mắc phải nhược điểm mạnh đó là chân đế hơi yếu không xoay được màn hình theo ý muốn.
- Samsung
Samsung là hãng sản xuất đã tạo dựng được thương hiệu khá mạnh hiện nay, dòng sản phẩm này nổi bật với khả năng tiết kiệm điện tốt, hình ảnh hiển thị rõ ràng, sắc nét và luôn được đầu tư về mặt ngoại hình.
Vậy nhưng Samsung lại không được giới công nghệ đánh giá cao về độ bền, khỏe và giá thành hợp lý như các dòng sản phẩm Dell hay Asus,…
Như vậy có thể thấy, mỗi hãng sản xuất lại mang đậm một ưu điểm riêng biệt đánh mạnh vào nhu cầu của từng nhóm đối tượng riêng. Điều này càng được thể hiện rõ nét hơn khi thông qua các thông số kỹ thuật hiển thị của dòng máy này.
Panel (tấm nền) – thông số màn hình quan trọng nhất trong màn hình máy tính
Hầu hết người dùng hiện nay đều biết rằng màn hình được chia ra làm nhiều loại, hãng khác nhau với nhiều kích cỡ, độ phân giải, màn gương, màn thường,… Nhưng ít ai biết rằng để chất lượng màn hình được chuẩn nét và hiển thị tốt nhất thì panel mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định điều này.
Hiện nay, với màn hình máy tính thì Panel được chia làm các loại sau đây:
- Panel TN (Twisted Nematic)
Hiện này đại đa số các máy tính đều có ghi rõ panel được sử dụng trên màn hình là panel gì, còn nếu có màn hình nào không hiển thị thì 99% màn hình đó là màn TN.
Panel TN là loại panel có giá thành sản xuất cực kỳ thấp và có thời gian phản hồi tuyệt vời, mỗi điểm ảnh có thời gian đổi màu rất nhanh dẫn đến chất lượng ảnh động rất mượt.
Tuy vậy, màn hình TN vẫn còn tiềm ẩn hạn chế đó là góc nhìn, mỗi góc nhìn của màn TN lại hiển thị một màu khác nhau cho dù ngồi chính diện đi chăng nữa.
- Panel VA (Vertical Alignment)
Panel VA được đánh giá cao hơn Panel TN bởi panel này có tác dụng chặn luôn ánh sáng tới những điểm ảnh muốn hiển thị màu đen, việc này đồng nghĩa với đó là màn hình ít bị hở sáng hơn.
Bên cạnh đó, điểm cộng lớn cho màn Panel VA là màn cho góc nhìn tốt hơn và nhiều màu sắc hơn so với TN, sự thay đổi màu sắc trên màn hình và “góc chết” ít xảy ra hơn và cho màu sắc chính xác hơn. Chính vì điểm này là màn VA lại phù hợp hơn với các công việc đồ họa.
Nhưng màn VA vẫn chưa phải là lựa chọn hoàn hảo bởi nó vẫn còn vướng phải vấn đề độ sáng của điểm ảnh ở giữa màn hình và cuối màn hình vẫn có độ sáng tối khác nhau. Không chỉ vậy mà thời gian đáp ứng cũng vẫn chậm dẫn tới hình ảnh bị mờ đi khi chuyển động.
- Panel IPS (In-Plane Switching), PLS (Plane to Line Switching) và AHVA (Advanced Hyper – Viewing Angle)
Panel IPS, PLS, AHVA được xem là đời panel tiên tiến nhất hiện nay với nguồn gốc, LG Display tạo ra IPS, Samsung làm ea PLS trong khi AHVA lại là con đẻ của AUO.
Có thể nói 3 panel này cho độ chính xác của màu sắc cao nhất hiện nay, tính nhất quán và góc nhìn lớn hơn so với các công nghệ panel khác.
Riêng với panel IPS và PLS lại đem lại hỗ trợ dải màu mở rộng (cho phép hiển hị nhiều màu) và tăng độ sâu của màu hơn (cho phép hiển thị màu chính xác), điều này cũng là yếu tố mà nhiều nhà thiết kế đồ họa lựa chọn.
Không chỉ vậy, IPS và PLS vượt xa chất lượng hiển thị của màn VA và trở thành đối thủ đáng gờm của TN trong lĩnh vực chơi game bởi nó mang lại một màn hình màu sắc tốt hơn, góc nhìn rộng hơn và chất lượng ảnh động cũng đẹp tuyệt đối nhưng vẫn còn bị hở sáng.
Qua những điều trên có thể kết luận rằng, Panel TN màu khá xấu, góc nhìn hẹp bù lại chất lượng ảnh động tốt và phản hồi nhanh. Với Panel VA thì mang lại được màu sắc tốt, góc nhìn ổn nhưng chất lượng tương đối kém, phản hồi chậm và bị hở sáng.
Còn với 3Panel còn lại thì đem đến chất lượng màu tốt, góc nhìn tốt, chất lượng ảnh động tuyệt vời, tthời gian phản hồi nhanh nhưng vẫn còn hở sáng.
Theo dân công nghệ thì panel được đánh giá như sau:
Về chất lượng: IPS > VA > TN
Về gaming: TN > VA > IPS
Về mảng làm việc: IPS > VA > TN
Ưu và nhược điểm của các loại màn hình máy tính
- Màn hình CRT
CRT là loại màn hình máy tính sử dụng màn huỳnh quang để hiển thị các điểm ảnh. Để các điểm ảnh này phát sáng và có màu sắc như mong muốn, cần phải có tia điện tử từ ống phóng CRT tác động vào.
Loại màn hình CRT này thể hiện màu sắc trung thực, sắc nét, thời gian phản hồi nhanh, độ phân giải màn hình cũng rất tốt. Rất thích hợp cho các đối tượng game thủ hay làm công việc liên quan đến đồ họa.
Tuy nhiên cũng tồn lại những nhược điểm như kích thước quá lớn, tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với các loại màn hình khác.
- Màn hình LCD
Màn hình LCD hay màn hình tinh thể lỏng là dạng màn hình khi người dùng chạm tay vào bề mặt thì sẽ thấy màn hình lõm xuống, mềm.
Ưu điểm của loại màn hình này là mỏng, nhẹ, tiết kế đẹp mắt, hình ảnh sáng, chân thật và tiêu tốn ít điện năng hơn so với dòng CRT.
Song song với đó vẫn tồn tại nhưng nhược điểm như dòng LCD có giới hạn về độ phân giải, độ tương phản cũng thấp hơn so với CRT và thời gian phản hồi chậm, hạn chế góc nhìn và thường có lỗi điểm chết.
- Màn hình cảm ứng
Màn hình cảm ứng bao gồm: một màn hình hiển thị thông thường như LCD và một lớp cảm ứng phía trên bề mặt để thay thế cho chuột. Người dùng có thể điều khiển và làm việc với máy vi tính bằng bút cảm ứng hay bằng tay. Trong máy tính, màn hình cảm ứng được sử dụng với hệ điều hành Windows 8.
Ưu điểm: Màn hình cảm ứng với thao tác nhanh chóng giúp người sử dụng có trải nghiệm tuyệt vời khi chơi game hoặc giải trí. Hơn nữa thiết kế còn hết sức ấn tượng và sang trọng, kho ứng dụng game cũng vô cùng phong phú.
Nhược điểm: Các thao tác cảm ứng chỉ có thể chạy mượt mà trên hệ điều hành Windows 8. Hơn nữa, nếu bạn đã quen với việc sử dụng chuột, thì khi thay đổi, các thao tác có thể gượng gập và khó khăn. Nhược điểm cuối cùng là giá thành của sản phẩm này khá cao so với các dòng khác.
- Màn hình OLED
OLEd là loại màn hình sử dụng công nghệ OLED với cách sử dụng hợp chất hữu cơ để sản sinh ánh sáng khi tương tác với dòng điện.
Ưu điểm: OLED tự tỏa sáng và không cần đèn nền như LCD nên mỏng, nhẹ, tiết kiệm năng lượng và có độ phân giải cao hơn. Đồng thời, OLED còn có góc nhìn rộng và thời gian phản ứng nhanh hơn.
Nhược điểm: Chất hữu cơ trong OLED có thời gian sông ngắn, sẽ bị thoái hóa khi sử dụng nên tuổi thọ sản phẩm khoảng 14.000 giờ, ít hơn nhiều so với LCD lên đến 60.000 giờ. Hơn nữa, hiện tại chi phí sản xuất còn khá đắt và nước có thể dễ dàng làm hỏng màn hình OLED.
Độ phân giải của màn hình
Đầu tiên cần hiểu độ phân giải màn hình là chỉ số các điểm ảnh hiển thị trên màn hình hay còn gọi theo thuật ngữ công nghệ là pixels.
Chỉ số độ phân giải càng lớn thì màn hình hiển thị càng chi tiết, tuy nhiên vẫn cần phải kết hợp với nhiều yếu tố như công nghệ màn hình, mật độ điểm ảnh, kích thước màn hình,… tuy nhiên yếu tố độ phân giải vẫn đóng vai trò lớn.
Độ phân giải hiện được chia làm các loại như sau:
- WVGA (854 x 4480 pixels): độ phân giải đủ rộng để tạo nên một khung hình 16:9. Đây là khung hình cho màn hình chuẩn. WVGA là độ phân giải chủ yếu sử dụng trong các thiết bị smartphone.
- qHD (quarter HD) có nghĩa là ¼ độ phân giải HD hoàn chỉnh (FullHD), đồng nghĩa với đó là qHD sẽ có độ phân giải là 960 x 540 pixel.
- HD: Độ phân giải HD 1280 x 720 pixel bắt nguồn từ truyền hình độ nét cao, sử dụng 60 khung hình mỗi giây. Màn hình HD có tỷ lệ khung hình là 4:3. Như vậy HD có độ nét gấp 3 lần so với VGA.
- Full HD: Độ phân giải là 1920 x 1080, độ phân giải này cho mật độ điểm ảnh lớn hơn với độ sắc nét hơn với tỷ lệ khung hình 16:9, phát triển giống HDTV (truyền hình).
- 2K: Màn hình 2K loại màn hình có độ phân giải là 2560 x 1440 cho ra mật độ điểm ảnh lớn, sắc nét và đẹp mắt hơn so với màn hình Full HD. Tuy nhiên theo nhiều đánh giá thì màn hình 2K và Full HD không thể nhận ra sự khác biệt nếu nhìn bằng mắt thường.
- 4K hay QHD: có độ phân giải 3840 x 2160 pixel hoặc 4096 x 2160 pixel cao gấp 4 lần so với độ phân giải Full HD. Nhưng màn hình này lại chưa được ứng dụng nhiều trên màn hình máy tính mà chỉ xuất hiện trên một số dòng sản phẩm.
Cổng tín hiệu màn hình
- VGA:
VGA là viết tắt của từ Video Graphics Array. Đây là một trong những chuẩn xuất hình ảnh cũ nhất cho màn hình máy tính, VGA có tác dụng hỗ trợ truyền hình ảnh không cho phép truyền âm thanh. Cổng VGA chủ yếu được sử dụng để nối giữa màn hình với cây.
Ngày nay, VGA không còn thông dụng bởi độ phân giải của một thiết bị VGA chỉ dừng lại ở Full HD, trong khi nhu cầu sử dụng màn hình 2K, 4K ngày càng phổ biến nên vai trò của VGA không còn phù hợp trong việc yêu cầu chất lượng hình ảnh ngày càng cao nữa. Nhưng hiện nay đầu VGA vẫn được sử dụng bên cạnh HDMI.
Bên cạnh đó, việc tháo lắp dây cáp nhiều lần cũng dễ khiến chân cap bị gãy hoặc lổng nên chuyện mất màu, mất hình khi sử dụng VGA là hiện tượng phổ biến.
- RCA:
RCA với 3 đầu trắng, đỏ, vàng là các cổng kết nối mà không còn xa lạ với bất kỳ ai, sợ cáp này chỉ có tác dụng dùng để kết nối kim loại nằm ở 2 đầu cap.
Một đầu (thường là vàng) sẽ được dùng để truyền hình ảnh, 2 đầu còn lại dành cho âm thanh. Tuy nhiên RCA chỉ có thể truyền tải hình ảnh dừng lại ở mức tối đa là 480i hoặc 576i. Có thể thấy RCA hạn chế rất nhiều về độ phân giải cũng như tính năng mở rộng, chính vì vậy mà ngày nay hầu hết màn hình máy tính không còn sử dụng RCA nữa.
- DVI: Đây là cổng kết nối có thể truyền tín hiệu hình ảnh số không nén với 3 chế độ hoạt động:
- DVI-I (Integrated) kết hợp cả tín hiệu số và tương tự trong cùng 1 cổng kết nối
- DVI-D (Digital) chỉ hỗ trợ tín hiệu số
- DVI-A (Analog) chỉ hỗ trợ tín hiệu tương tự
DVI ra đời khi máy tính còn khá sơ khai, nhiều máy tính chưa có card đồ họa xuất hiện nên DVI cần hỗ trợ cả số.
Đặc biệt, DVI-I và DVI-D còn chia thành 2 biến thể: single và dual link. Dây single link hỗ trợ truyền hình ảnh tối đa 1920 x 1200 ở tần số 60Hz, còn bản dual thì hỗ trợ 2560 x 1600 ở tần số 60 Hz.
DVI được sử dụng trong các máy tính trong khoảng năm 2000 đến 2008 nhưng không phổ biến.
- HDMI
High Definition Media Input, đây là một cổng kết nối cực kì phổ biến tính đến thời điểm hiện tại. Điểm độc đáo của HDMI là cổng này được độc quyền phát minh bởi một nhóm công ty như Sony, Sanyo, Toshiba. HDMI có thể truyền tín hiệu video không nén và audio (không nén hoặc nén 8 kênh), và đương nhiên là chuyển sang dùng tín hiệu số nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh cao nhất có thể.
HDMI hiện đang là cổng xuất hình ảnh phổ biến nhất vì hiện nay nó xuất hiện trên hầu hết thiết bị điện tử như laptop, destopm màn hình, TV, máy chiếu,….
HDMI có các biến thể với kích thước nhỏ hơn là mini HDMI và micro HDMI, chủ yếu dùng trong điện thoại hoặc các máy tính mỏng nhẹ với tính năng không khác biệt mấy so với chuẩn HDMI full-size.
Theo giới công nghệ thì HDMI 1.4 sẽ là thứ để người dùng muốn sử dụng nếu đang có dự tính đầu tư dàn máy giải trí 4K hoặc làm gì đó liên quan tới 4K. Do không xảy ra quá trình nén tín hiệu nên chất lượng hình ảnh của HDMI rất tốt.
Không chỉ vậy, HDMi còn vô cùng đơn giản chỉ 1 sợi cap nối giữa màn hình máy tính với máy tính là đủ truyền cả âm thanh lẫn hình ảnh.
- DisplayPort:
DisplayPort là cổng tín hiệu có thể truyền cả âm thanh và video vô cùng dễ dàng và có tính năng hơn cả HDMI.
Tính tới DisplayPort 1.4, cổng này đã hỗ trợ xuất hình ảnh 8K 7680 x 4320 ở mức 60Hz, tức là hơn HDMI 1.4 rồi. Tuy nhiên, HDMI và DisplayPort được thiết kế cho các nhóm đối tượng khác nhau. HDMI ban đầu được sinh ra dành cho những thiết bị giải trí tại gia, còn DisplayPort thì nhắm tới máy tính và màn hình.
- Thunderbolt:
Thunderbolt thực chất kết hợp 2 đường truyền trong đó: PCIe cho dữ liệu và DisplayPort cho hình ảnh / âm thanh. Nó đầy đủ đặc tính về hình ảnh của DisplayPort, hỗ trợ thêm việc nối chuỗi tối đa 6 màn hình với nhau (daisy-chain). Ban đầu công nghệ này do Intel và Apple cùng phát triển, nó có tên Light Peak và dùng cáp quang để truyền tín hiệu. Nhưng về sau, Intel quyết định chuyển sang dùng cáp đồng cho rẻ hơn trong khi không ảnh hưởng nhiều tới hiệu năng, lại còn có thể truyền điện năng nữa (tức là các thiết bị ngoại vi có thể hoạt động mà không cần nguồn riêng).
Apple là công ty đầu tiên đưa Thunderbolt ra thị trường với MacBook Pro đời 2011. Thunderbolt 1 và 2 sử dụng chung cổng với mini DisplayPort nên nó tương thích với bất kì màn hình nào có cổng DisplayPort mà không cần qua bất kì bộ chuyển đổi nào.