Tư vấn cách chọn màn hình cho đồ họa

màn hình ultrasharp là gì

Bạn là một người thiết kế đồ họa, một designer chuyên nghiệp chắc hẳn là bạn sở hữu dàn máy tính khủng. Và bạn đang lựa màn hình cho dàn máy tính của mình. Lựa chọn màn hình cho đồ họa không giống như những màn hình máy tính phục vụ cho dân văn phòng hay nhu cầu giải trí thông thường như xem phim hay chơi game. 

Người làm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp sẽ đòi hỏi cao hơn khi lựa chọn màn hình làm đồ họa, về hình ảnh, màu sắc hiển thị, độ phân giải, các kết nối hiện đại nhất, tân tiến nhất.

Bài viết dưới đây sẽ là những gợi ý về thông số, giúp các bạn lựa chọn cho mình màn hình phù hợp cả về chất lượng và giá thành nha!

Có thể bạn quan tâm:

Cách test màn hình LCD khi mua

Màn hình máy tính cũ giá rẻ Hà nội

Màu sắc và độ chính xác của giải màu xám 

Đây là một trong những yêu cầu hàng đầu của dân đồ họa khi chọn màn hình máy tính làm đồ họa đó là độ chính xác và sự chính xác về màu sắc hiển thị trên màn hình, màu của hình ảnh khi được in ra phải giống với những gì được hiển thị trên màn hình.

màu sắc cho màn hình đồ họa

Một màn hình làm đồ họa tốt sẽ thường sẽ có đơn vị chuyển đổi màu sắc khoảng 10, 12 đến 14 Bit màu LUT (Look-Up Table), như vậy màu sắc khi chuyển đổi sẽ cho ra khoảng 99% độ chính xác của giải màu RGB (Red – Green – Blue).

Để hiển thị các hiệu ứng, độ sáng tối một cách rõ nét, bạn nên chọn màn hình làm đồ họa với kiểu hiển thị IPS, tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ. Một màn hình IPS tốt sẽ không gặp vấn đề về hiển thị độ sáng, tối, bóng mờ hay giải màu xám. Một điểm nữa là màn IPS sẽ cho góc nhìn rộng hơn, nghĩa là dù bạn nhìn màn hình từ bên trái hay bên phải, hình ảnh vẫn rõ nét, không bị bóng mờ như những kiểu hiển thị khác như TN hay VA.

Độ Phân Giải cho màn hình làm đồ họa

Với những màn hình cho dân đồ họa nên lựa chọn màn hình có độ phân giải càng cao càng tốt lúc đó điểm ảnh hiển thị (Pixel) càng cao, giúp hiệu quả làm những công việc chi tiết xử lý ảnh càng tốt. 

độ phân giải cho màn hình đồ họa

Với công nghệ hiện tại, độ phân giải cao nhất cho màn hình máy tính là 3840 x 2160 (UHD). Thấp hơn là độ phân giải 2560 x 1440 ở màn hình (WQHD) và 1920 x 1080 ở màn hình Full HD.

Cổng kết nối màn hình máy tính

Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với các màn hình làm đồ họa đó là cổng kết nối giữa màn hình máy tính với card đồ họa của case máy tính.

cổng kết nối màn hình cho đồ họa

Hình ảnh thông qua cổng cắm HDMI sẽ có chất lượng tốt hơn so với các cổng còn lại. Nếu cần kết nối nhiều màn hình, bạn nên chọn cho mình những màn hình máy tính có kết nối Display Port 1.2 hoặc cao hơn là ThunderBolt 2.0, cho chuyển giao giữa hai màn hình tốt hơn. Với các màn có kích thước, độ phân giải thấp, bạn nên lưu ý kỹ với vần đề này bởi một số vẫn chưa được hỗ trợ.

Giá cả cho màn hình làm đồ họa

Đối với những người làm đồ họa chuyên nghiệp, giá để chi mua màn hình làm đồ họa có lẽ không phải vấn đề bởi chất lượng sản phẩm quan trọng hơn, tuy nhiên, với những người bắt đầu với ngành thiết kế hay sinh viên mới vào chuyên ngành thường sẽ quan tâm đến vấn đề này.

Đối với màn 34 inch, giá hiện tại đầu năm 2016 là trên 22 triệu, với màn 27, 29 inch sẽ có giá khoảng 5 – 9,5 triệu dồng, và thấp hơn, đủ để có những nhu cầu tối thiểu mà người làm thiết kế cần có là màn 24 inch với giá khoảng từ 3,5 – 5 triệu đồng.

Màn hình kích cỡ càng lớn, độ phân giải cao, đồng nghĩa với giá thành cũng không nhỏ, tuy nhiên, chất lượng sẽ không phải làm bạn bận tâm. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho các bạn lựa chọn được cho mình một chiếc màn hình làm đồ họa ưng ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *